Ngày 18/9, Bộ Y tế đã có công văn số 7770/BYT-MT gửi UBND các tỉnh, thành phố và Bộ Công thương. Về việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 ở chợ đầu mối. Hoạt động tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Xem xét hướng dẫn việc tự xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên
Theo đó, tại công văn do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành. Bộ Y tế hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19 cho chợ. Tổ chức mua hàng tại chợ theo quy định một chiều (chiều vào, chiều ra khác nhau).
- Tổ chức, đôn đốc các chợ đánh giá an toàn COVID -19 và cập nhật lên hệ thống antoancovid.vn.
- Tổ chức xét nghiệm COVID-19 bằng kit test nhanh kháng nguyên cho người quản lý. Làm việc, bán hàng tại chợ hàng tuần. Xem xét áp dụng việc hướng dẫn cho các đối tượng tự thực hiện xét nghiệm bằng kit test nhanh kháng nguyên bằng nước bọt tại điểm xét nghiệm.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân về các quy định phòng, chống dịch khi đến và mua bán tại các chợ. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các chợ trên địa bàn; dừng hoạt động ngay đối với những chợ không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định.
>>> Xem thêm: KIT TEST NHANH COVID-19 TẠI NHÀ GIÁ BAO NHIÊU, MUA Ở ĐÂU?
Phải tạo mã QR điểm kiểm dịch tại cửa vào chợ
- Hướng dẫn của Bộ Y tế đã phân rõ với Quản lý chợ; hộ kinh doanh; khách hàng; người lao động tại chợ cần phải làm những việc cụ thể để phòng chống dịch.
- Đối với chợ phải tạo mã vạch QR điểm kiểm dịch tại cửa vào chợ Yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng phải khai báo y tế qua quét mã QR điểm kiểm dịch. Hoặc khai trên giấy hàng ngày khi vào chợ, thực hiện Thông điệp 5K.
- Tại khu vực cửa vào chợ, tổ chức đo thân nhiệt; thu, kiểm soát và quản lý Thẻ vào chợ.
- Các chợ cần bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/làm việc, người bán hàng. Có một trong các biểu hiện mệt như: mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc được xác định mắc bệnh; hoặc được xác định là F1 hoặc F2 khi đang làm việc tại chợ.
- Trường hợp không thể bố trí phòng cách ly tạm thời phải được sắp xếp một khu vực cách ly tạm. Thời tách biệt hoàn toàn với các khu vực bán hàng trong chợ. Bố trí và chỉ định khu vực giao nhận hàng hóa gần cửa ra vào chợ; hạn chế tiếp xúc giữa người giao hàng và người nhận hàng.
>>> Xem thêm: Thiết bị quản lý giấy đi đường mã vạch Qr-code trong phòng chống dịch Covid-19
Bộ Y tế nhấn mạnh các địa phương có thể điều chỉnh thực hiện nội dung của hướng dẫn cho phù hợp với thực tiễn.
Nguồn: Bộ Y tế