Hiện nay, máy quét mã vạch được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành. Và đặc biệt mang tới rất nhiều lợi ích trong việc quản lý, vận hành. Cùng tìm hiểu máy quét mã vạch là gì? Địa chỉ uy tín phân phối máy quét mã vạch chính hãng ở đâu? Hãy cùng VINCODE tìm hiểu nhé!
1. Máy đọc mã vạch là gì?
Máy quét mã vạch tại Việt Nam còn được gọi là máy đọc hay đầu đọc mã vạch. Máy quét mã vạch là dạng thiết bị thu thập dữ liệu. Với mục đích sử dụng chính là dùng để giải mã các thông tin chứa trong mã vạch. Máy đọc mã vạch sẽ bao gồm những bộ phận sau: Thân máy quét và cable USB để kết nối máy quét mã vạch với thiết bị đầu cuối. Sau đó dữ liệu sẽ được truyền về thiết bị thu nhận như: Máy tính, Máy POS bán hàng, hoặc thiết bị đầu cuối khác.
XEM THÊM:
>>> [Hướng dẫn] Cách tạo mã vạch trong Excel đơn giản nhất cho người mới
Cụ thể hơn, máy quét mã vạch là một thiết bị quét và phân tích dữ liệu từ mã vạch. Các mã vạch này được in sẵn trên các bao bì hàng hoá, hoặc thùng carton. Sau khi phân tích xong dữ liệu đầu đọc mã vạch sẽ truyền toàn bộ dữ liệu này qua máy tính hoặc thiết bị đầu cuối đã được kết nối trước đó.
2. Phân biệt các loại máy quét mã vạch được sử dụng nhiều nhất hiện nay
2.1. Công nghệ
Công nghệ tia CCD:
Một chiếc máy quét mã vạch sử dụng công nghệ CCD, nó có khả năng đọc tốt hơn so với các loại khác. Loại công nghệ này được ứng dụng khá nhiều trong bán lẻ và vận chuyển. Bởi khả năng đọc mã vạch xấu cực tốt và độ bền cực cao. Tuy nhiên nó lại có điểm bất lợi là sẽ không đọc được mã vạch rộng, dài hơn so với kích thước đầu đọc.
Công nghệ tia Laser:
Loại được sử dụng công nghệ laser, cho tốc độ đọc cực nhanh. Công nghệ laser cho phép máy đọc mã vạch đọc được mã vạch có độ dài lên tới 24inch. Máy đọc mã vạch được trang bị công nghệ laser có thể đạt được tốc độ đọc 500 scan/s. Với công nghệ laser, máy quét mã vạch có thể đọc được mã vạch ở khoảng cách tối đa lên đến 30cm.
Công nghệ chụp hình Imager (2D):
Đây là dạng máy quét ảnh sử dụng đầu đọc camera có thể chụp ảnh mã vạch. Sau đó qua việc xử lý hình ảnh kỹ thuật số tinh vi để giải mã mã vạch. Chiếc máy quét mã vạch này có thể đọc được mã vạch từ 3-9inch. Dòng máy này được đánh giá sẽ tốn ít hơn một máy quét laser.
Ngoài các loại này còn có loại máy quét với đầu đọc là hình dạng cây đũa, cũng giống với cây bút nhỏ gọn. Thế nhưng ngày nay dòng này rất kén người dùng hoặc cũng không được sản xuất đại trà nữa.
2.2. Cấu tạo
Theo cấu tạo vật lý thì máy quét mã vạch hiện tại thường phổ biến ở 2 dạng. 1 là máy quét mã vạch cầm tay và 2 là máy đọc mã vạch để bàn.
Máy quét mã vạch cầm tay
Là loại thông dụng, dễ sử dụng và được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Bởi vì thiết kế nhỏ gọn và rất hữu dụng, với máy quét mã vạch không dây thì có thể mang đi dễ dàng. Loại này sẽ truyền dữ liệu qua máy tính thông qua 3 dạng kết nối. Đó là Cable USB hoặc USB Wireless hoặc qua Bluetooth. Với thiết kế gọn gàng, tính cơ động cao nên máy quét mã vạch cầm tay được sử dụng nhiều trong sự kiện, kho bãi hoặc nhà máy sản xuất.
Máy đọc mã vạch để bàn
Là loại máy quét mã vạch có độ cố định nhất. Nó sử dụng nhiều tia laser để có thể quét mã vạch nhanh chóng ở mọi hướng khác nhau. Máy đọc mã vạch để bàn được sử dụng nhiều nhất trong các siêu thị, trung tâm thương mại. Bởi vì nó có tốc độ quét rất nhanh giúp cho việc thanh toán thuận tiện và nhanh chóng hơn.
2.3. Yêu cầu sử dụng và đặc thù công việc
Mục đích bán lẻ
Thông dụng nhất trong bán lẻ thì mọi người thường ưu tiên máy đọc mã vạch để bàn công nghệ laser hoặc công nghệ 2D. Những model bán chạy nhất bao gồm: Datamax O5500, Honeywell YJ5900, HF600 và Zebra DS9308.
Mục đích kho hàng hoặc vận chuyển
Với mục đích sử dụng tỏng kho hoặc vận chuyển thì thông thường mọi người ưu tiên máy đọc mã vạch không dây. Với khả năng kết nối linh động, có thể mang đi xa, thời lượng hoạt động liên tục và bền bỉ. Những model bán chạy nhất bao gồm: Datamax DS4503, DS1452, DS2400, DS2100…
Mục đích công nghiệp
Để hoạt động trong môi trường công nghiệp thì máy đọc mã vạch phải đảm bảo. Khả năng đọc cực tốt, có thể đọc trên nhiều chất liệu, các loại kích thước mã vạch. Và chống được bụi, nước,… khả năng hoạt động liên tục trong môi trường khắc nghiệt. Những model đạt được yêu cầu trên bao gồm: Zebra DS8178, DS2278, DS3378,…
2.4. Cổng kết nối
Thêm một cách phân loại máy quét mã vạch dựa theo cổng kết nối. Thông thường máy đọc mã vạch sẽ bao gồm những cổng kết nối sau:
Cổng PS2
Cổng kết nối này có dạng jack tròn, nó có thể cắm chung với cổng PS2 cắm bàn phím hoặc chuột. Hiện nay thì cổng này đã loại bỏ trên máy tính. Và nó cũng được các hãng sản xuất loại bỏ.
Cổng RS232 hoặc COM
Cổng kết nối này không được thông dụng, khi hoạt động nó phải được cung cấp thêm một nguồn điện 5VDC từ adapter rời. Đặc biệt nó phải có ứng dụng chuyên dụng để giải mã thông tin.
Cổng USB
Ngày nay máy quét mã vạch sẽ sử dụng kết nối cable USB hoặc USB wireless. Vì tính thông dụng và khảh năg kết nối dễ dàng. Khi dùng cổng USB có thể cắm trực tiếp vào cổng USB của máy tính. Cổng kết nối này có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và người sử dụng dễ dùng.
Bluetooth
Với việc công nghệ di động phát triển. Thì việc kết nối với smartphone với máy đọc mã vạch cần phải đơn giản và nhanh chóng. Do đó các nhà sản xuất đã đưa kết nối bluetooth vào máy quét mã vạch không dây. Giúp việc bán hàng và kiểm kho trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
>>> Xem thêm: Thiết bị đọc mã vạch QR khai báo y tế tại cơ sở kinh doanh, phòng chống dịch Covid-19
Địa chỉ phân phối máy đọc mã vạch chính hãng tại Việt Nam uy tín nhất
Với hơn 10 năm phân phối các loại máy đọc mã vạch chính hãng. Công ty TNHH Nam Bình Xương là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực phân phối các thiết bị máy đọc mã vạch, máy in mã vạch, máy in hoá đơn chính hãng.
Chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng những dòng máy chính hãng, công nghệ mới nhất với giá thành cạnh tranh nhất.
Vì thế, để biết thêm chi tiết về các dòng máy quét mã vạch và ứng dụng của nó. Xin vui lòng liên hệ Hotline: 0987.919.040 tư vấn miễn phí 24/7.
CÔNG TY TNHH NAM BÌNH XƯƠNG
Tầng 21 Capital Tower 109 Trần Hưng Đạo, P. Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội
Hotline: 0987 919 040
Website: www.vincode.com.vn / www.xprinter.vn
Email: info@xprinter.vn